Việc mua bán cổ phiếu sau khi chia cổ tức không còn quá xa lạ với các doanh nghiệp. Nếu bạn chưa biết đến khái niệm này, đặc biệt là những người mới thì hãy xem ngay cách tính giá cổ phiếu sau khi chia cổ tức chuẩn nhất tại Kênh Giao Thương nhé!
Khái niệm Cổ Tức là gì?
Cổ tức là số tiền phải chi trả cho các cổ đông được lấy từ phần lợi nhuận sau thuế của công ty. Hiểu rõ hơn là khi một doanh nghiệp thu lại được lợi nhuận sau khi kinh doanh, phần lợi nhuận đó sẽ được chia thành nhiều khoản. Một phần sẽ tái đầu tư, còn phần còn lại sẽ được chia cho các cổ đông – khoản này được gọi là cổ tức.
Thời gian chi trả cổ tức sẽ tùy thuộc vào từng công ty. Mỗi công ty sẽ có thời gian khác nhau với tỷ lệ chi trả khác nhau phụ thuộc vào ý kiến của hội đồng quản trị.
Chia cổ tức có thể dưới nhiều hình thức khác nhau. Tại mỗi hình thức lại có một cách tính riêng. Cùng xem cách tính giá cổ phiếu sau khi chia cổ tức ngay dưới đây nhé!
Các hình thức chia cổ tức phổ biến
Trả cổ tức bằng tiền mặt
Trả cổ tức bằng tiền mặt là hình thức doanh nghiệp gửi trực tiếp tiền vào tài khoản chứng khoán của các cổ đông. Số tiền ấy sẽ được trả với mệnh giá tương ứng với mệnh giá cổ phiếu trong thời điểm doanh nghiệp công bố (tương ứng 10.000 đồng/CP).
Trả cổ tức bằng cổ phiếu
Trả cổ tức bằng cổ phiếu là hình thức được áp dụng nhiều nhất vì các doanh nghiệp đang ở trong đà phát triển. Thay vì trả tiền mặt, họ sẽ chọn cách mua cổ phiếu để phát triển thêm cho doanh nghiệp của họ. Khi mua lại cổ phiếu của các cổ đông, doanh nghiệp sẽ có thêm được nhiều cổ phiếu để phát triển hơn.
Trả cổ tức bằng tài sản khác
Ngoài việc trả cổ tức bằng cổ phiếu, bạn cũng có thể thay thế nó bằng các hàng hóa, thành phẩm, bất động sản, cổ phiếu hay các sản phẩm tài chính mà doanh nghiệp trả cho cổ đông.
Đây là hình thức trả cổ tức rất hiếm khi xảy ra, tuy nhiên trên thực tế vẫn có một vài công ty trên thế giới trả cổ tức bằng hình thức này.
Cách tính giá cổ phiếu sau khi chia cổ tức bằng tiền mặt
Công thức tính giá cổ phiếu sau khi chia cổ tức bằng tiền mặt:
P’ = ( P + ( Pa x a) – C) / (1 + a + b)
Trong đó:
P’: Giá cổ phiếu sau khi hành động quyền. Bao gồm cổ tức bằng tiền, cổ phiếu thưởng và cổ phiếu phát hành thêm.
P: Giá cổ phiếu trước khi thực hiện quyền
Pa: Giá cổ phiếu phát hành thêm dùng cho quyền mua ưu đãi
a: Tỷ lệ cổ phiếu phát hành thêm dùng cho quyền mua mua ưu đãi. Đơn vị tính %
b: Tỷ lệ chia cổ phiếu thưởng, trả cổ tức bằng cổ phiếu. Đơn vị tính %
C: Cổ tức bằng tiền.
Ví dụ minh họa
Cổ phiếu của Vietcombank ngày 7/1/2016 có giá P= 30.000 VNĐ. Ngày 8/1/2016 là ngày giao dịch không hưởng quyền (Ngày GDKHQ) để trả cổ tức cho cổ phiếu của Vietcombank.
Cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 10% tương đương với mức nhận 1.000 VNĐ. => C =1.000 đồng.
Áp dụng công thức theo Định luật bảo toàn vốn hóa và dòng tiền ta được; có thể nhớ: Về mặt toán học chia cũng như không chia:
P’ = P – C = 30.000 – 1.000 = 29.000 VNĐ (do không có tỷ lệ cổ phiếu phát thêm).
Khi đó 1 CP Vietcombank cũ giá 30.000 VNĐ thành 1 CP Vietcombank sau chia giá 29.000 VNĐ và 1.000 VNĐ tiền cổ tức.
Cách tính giá cổ phiếu sau khi chia cổ tức bằng cổ phiếu hoặc cổ phiếu thưởng
Cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 100:10 ( tức là 10% – hay có 100 CP AAA trước chia sẽ nhận thêm 10 CP AAA sau chia) => b = 10%.
Thưởng cho cổ đông cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 100: 20 (tức là 20%) => b = 20%.
Lúc này, về mặt toán học thì chia cũng như không chia. Khi đó 100 CP AAA giá 17.000 VNĐ thì sau khi chia giá ta có giá 130 CP AAA giá bao nhiêu (130 cổ phiếu này là bằng 100 cổ phiếu gốc, 10 cổ phiếu chia cổ tức (10%) và 20 cổ phiếu thưởng (20%)).
Kết quả là 13.000 VNĐ/ CP AAA sau chia.
Áp dụng công thức: P’ = P / (1 + b) = 17.000 / (1+10% +20%) = 13.000 đồng
Tìm hiểu về chỉ số RSI trong chứng khoán, đây là chỉ số sức mạnh tương đối. Relative strength index xác định xu hướng giá giúp đưa ra quyết định đầu tư.
Tại sao doanh nghiệp lại chi trả cổ tức?
Việc chi trả cổ thức đã trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình vận hành doanh nghiệp. Chi trả cổ tức có lợi cho các cổ đông và đồng thời cũng mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp.
Ưu điểm
- Khi nhận cổ tức bằng cổ phiếu sẽ không bị đánh thuế 2 lần
- Khi doanh nghiệp có thêm được lượng cổ tức bằng cổ phiếu sẽ giúp doanh nghiệp bảo toàn được nguồn vốn. Sau đó, số cổ phiếu đó có thể dùng để mở rộng kinh doanh, tăng nguồn lợi nhuận hoặc giúp doanh nghiệp vượt qua những giai đoạn khó khăn.
- Một công ty sở hữu việc chi trả bằng cổ phiếu chứng tỏ là công ty đó đang phát triển. Sẽ giúp tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư.
Nhược điểm
- Tỷ giá cổ phiếu có thể lên xuống thất thường theo thị trường
- Trường hợp cổ đông muốn thanh lý cổ phiếu của mình là khá khó bán.
Tips lựa chọn doanh nghiệp mua cổ phiếu nhận cổ tức
Các doanh nghiệp hoạt động ổn định
Các doanh nghiệp ổn định hoặc tốt hơn là những doanh nghiệp đang trên đà phát triển mạnh thì sẽ mang lại lợi thế vô cùng to lớn khi đầu tư. Việc lựa chọn các doanh nghiệp này sẽ mang đến lợi nhuận lướn cho các nhà đầu tư.
Vì vậy, trước khi lựa chọn công ty để mua cổ phiếu nhận cổ tức, bạn nên tìm hiểu thật ký về công ty đó. Tìm hiểu về lợi nhuận mà công ty đó kiếm được trong những năm về trước. Hoặc tìm hiểu về danh tính của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đó xem có uy tín hay không,…
Mua cổ phiếu giảm giá
Tại các thị trường giảm giá, việc mua cổ phiếu đơn giản hơn rất nhiều. Vào thời điểm cổ phiếu giảm, giá cổ phiếu tại các doanh nghiệp cũng giảm. Việc bạn mua lại cổ phiếu sau đó đầu tư vào các doanh nghiệp sẽ mang lại nguồn lợi nhuận lớn sau này.
Tuy nhiên không phải giá cổ phiếu nào giảm cũng có tỷ lệ tỷ suất chia cổ phiếu cao. Bạn nên quan sát về tình hình kinh doanh của công ty bạn từng đầu tư. Nếu doanh nghiệp kinh doanh tốt thì tỷ lệ chia cổ tức càng cao, đồng nghĩa với việc bạn thu được số tiền lướn.
Lựa chọn các danh mục có tỷ suất cổ tức cao
Bạn cần để ý đến một số ngành nghề, lĩnh vực có tỷ suất cổ tức cao như:
- Ngành công nghiệp điện, nước
- Cảng biển
- Công nghệ thông tin
- Xử lý rác thải, môi trường
Trên đây là hướng dẫn cách tính giá cổ phiếu sau khi chia cổ tức chi tiết. Hy vọng các bạn đã có những các nhìn chính xác về hình thức mua cổ phiếu nhận cổ tức. Xem thêm các bài viết khác tại Kênh Giao Thương nhé!
Leave a Reply