Hạch toán bảo hiểm xã hội luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm lớn của mọi người. Làm thế nào để hạch toán bảo hiểm chính xác nhất? Kênh Giao Thương sẽ giới thiệu cách hạch toán bảo hiểm xã hội chi tiết trong bài viết này!
Hạch toán là gì?
Hạch toán là một nhiệm vụ trong kế toán doanh nghiệp. Hạch toán phải thực hiện 4 nhiệm vụ chính xuyên suốt: quan sát, tính toán, đo lường và ghi chép các quá trình kinh tế. Hệ thống hạch toán này sẽ làm cho hoạt động kinh tế được diễn ra logic, khoa học và tránh bị nhầm lẫn sai số về các vấn đề lương hay bảo hiểm xã hội.
Cụ thể từng quá trình sẽ thực hiện nhiệm vụ sau:
- Quá trình quan sát: quan sát đối tượng cần thu thập để phân tích những tồn tại của đối tượng
- Quá trình đo lường: thực hiện đo lường đối tượng cần thu nhập qua các đơn vị đo lường
- Quá trình hạch toán: hạch toán bằng cách sử dụng các công thức, phép tính, những ký hiệu đã được quy định để tính toán những chỉ tiêu tổng hợp
- Quá trình ghi chép: đây là nhiệm vụ ghi lại cả quá trình và đưa ra quyết định cuối cùng về lương hay các chế độ xã hội.
Hạch toán các khoản Bảo hiểm xã hội trích theo lương
1. Khi tính trích các khoản KPCĐ, Bảo hiểm trừ vào chi phí của DN:
Các bạn phải chi tiết cho từng bộ phận nhé: VD: Bộ phận quản lý, bộ phận bán hàng…
Nợ TK 154, 241, 622, 623, 627, 641, 642…: Tiền lương tham gia BHXH x 23,5%
Có TK 3383 (BHXH): Tiền lương tham gia BHXH x 17,5%.
Tiền lương tham gia BHXH x 3%: Có TK 3384 (BHYT).
Có TK 3386 (hoặc 3385) (BHTN): Tiền lương tham gia BHXH x 1%.
Có TK 3382 ( KPCĐ): Tiền lương tham gia BHXH x 2%.
Chú ý: BHTN
Nếu theo Thông tư 200 là: 3386.
Nếu theo Thông tư 133 là: 3385.
2. Trích khoản Bảo hiểm trừ vào lương của nhân viên:
Nợ TK 334: Tiền lương tham gia BHXH x 10,5%.
Có TK 3383: Tiền lương tham gia BHXH x 8%.
Có TK 3384: Tiền lương tham gia BHXH x 1,5%.
Và Có TK 3386 (hoặc 3385): Tiền lương tham gia BHXH x 1%.
3. Hạch toán khi nộp tiền bảo hiểm xã hội:
Nợ TK 3383: Số tiền đã trích BHXH (Tiền lương tham gia BHXH x 25,5%).
Nợ TK 3384: Số tiền đã trích BHYT (Tiền lương tham gia BHXH x 4,5%).
Số tiền đã trích BHTN (Tiền lương tham gia BHXH x 2%): Nợ TK 3386 (hoặc 3385).
Nợ TK 3382: Số tiền đóng kinh phí công đoàn (Tiền lương tham gia BHXH x 2%).
Có TK 1111, 1121: Tổng phải nộp (Tiền lương tham gia BHXH x 34%).
4. Một số trường hợp hạch toán bảo hiểm xã hội khác
Khi tính tiền bảo hiểm xã hội (trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn,. . .) phải trả cho nhân viên, hạch toán bảo hiểm xã hội gồm:
- Nợ tài khoản 338 – Hạch toán phải trả, phải nộp khác (3383).
- Có tài khoản 334 – Hạch toán phải trả người lao động (3341).
Khi nhận được tiền của Cơ quan BHXH trả cho doanh nghiệp
- Nợ tài khoản 111, 112.
- Có tài khoản 3383.
Khi trả tiền chế độ BHXH cho nhân viên (thai sản, ốm đau, tai nạn …)
- Nợ tài khoản: 334.
- Có tài khoản 111, 112.
Khi hạch toán bảo hiểm xã hội cần những giấy tờ gì?
Để quá trình hạch toán chính xác nhất, bạn phải cung cấp các chứng từ đầy đủ để mang đén những thông tin đầy đủ nhất cho người hạch toán. Bạn cần chuẩn bị:
- Bảng chấm công chi tiết.
- Bảng thống kê tất cả khối lượng sản phẩm tạo ra.
- Đơn giá tiền lương tính theo sản phẩm.
- Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc đã thực hiện.
- Hợp đồng giao khoán có đóng dấu xác nhận.
- Danh sách thông tin người lao động theo nhóm lao động thời vụ.
- Bảng lương đã được phê duyệt.
- Phiếu chi/ UNC trả lương.
- Phiếu lương cho từng cá nhân.
- Bảng tính thuế thu nhập cá nhân của doanh nghiệp.
- Bảng tính BHXH, BHYT, BHTN.
- Các quyết định liên quan đến lương, tăng lương, quyết định thôi việc, chấm dứt hợp đồng, thanh lý hợp đồng lao động…
- Một số hồ sơ giấy tờ khác có liên quan.
Trên đây là những thông tin về cách hạch toán bảo hiểm xã hội chi tiết nhất. Hy vọng các bạn sẽ có thêm những kiến thức thật bổ ích về quá trình hạch toán. Và nắm rõ kiến thức này để tính toán chế độ bảo hiểm xã hội của minh minh bạch nhất nhé!
Ngoài ra, những kiến thức này bạn cũng có thể sử dụng nó để áp dụng trong chương trình học Đại học, cụ thể là các môn học liên quan đến mảng Kế Toán. Xem thêm các bài viết hữu ích khác của Kênh Giao Thương nhé!
Leave a Reply